Join the forum, it's quick and easy

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    BA ƠI ĐỪNG BỎ CON!

    NguyenNhoHoangNam-12
    NguyenNhoHoangNam-12
    Ma tích cực
    Ma tích cực


    Tổng số bài gửi : 127
    Reputation : 15
    Join date : 26/01/2011

    BA ƠI ĐỪNG BỎ CON! Empty BA ƠI ĐỪNG BỎ CON!

    Bài gửi by NguyenNhoHoangNam-12 8/2/2011, 20:42

    Đây là bài viết thứ hai của tôi.Không phải lòng thương người từ ở trên trời rớt xuống hay nhặt được từ những sách vở. Nó phải đến từ trong cuộc sống, từ những đồng cảm với cái đau của người khác, từ những con người bằng xương , bằng thịt ở quanh ta, những con người mà ta có thể đem lại cho họ chút tình thương bằng những cố gắng của ta.

    Đây là mẫu chuyện có thật viết trong hồi ký”Những vui buồn đời thầy thuốc”.Mong rằng cô gái trong chuyện đã không còn cô độc , một mình lê bước trên đường đời lạnh lẽo...

    BA ƠI ĐỪNG BỎ CON!

    Bv ĐỒNG THÁP 1980
    Một ngày cuối năm.

    Tất cả mọi người đều hối hả đón tất niên. Không khí BV nhộn nhịp ban ngày giờ chùng xuống nhường chỗ cho bóng đêm dần lan khắp bệnh viện.
    Những ngày đó BV Đồng Tháp rất ít BS , chỉ có 9 BS trong đó Lãnh Đạo là 3. Chỉ có 6 BS làm chuyên môn do đó trực gát đêm chỉ có hai BS , một làm chuyên môn còn một là Lãnh Đạo .Nội ngoại sản nhi đều phải giải quyết tất tần tật. Chuyện một BS phải đứng mổ có khi 5-6 ca suốt 24 giờ , tới sáng còn phải giao ban rồi thăm bệnh trại trước khi ra trực là chuyện thường. Ra trực cũng chỉ được một buổi chiều chứ không được nguyên ngày như hiện nay.Mổ rồi còn phải giải quyết bệnh cấp cứu vì ngày đó cấp cứu và hồi sức đặc biệt là một.Chỉ có một điều tốt là vì bao cấp , BS cho thuốc không phân biệt giàu nghèo, thuốc miễn phí và mọi người đều có cơ hội trị bệnh ngang nhau. Trừ một vài trường hợp phải mua thuốc ngoài vì thuốc ngoài rất hiếm thời buổi đó.

    Đêm cuối năm trời rất lạnh. Phòng trực BS ngày đó nghèo nàn lắm, chỉ có lavabo rửa mặt , không có toa lét, muốn sử dụng phải lên các khoa mượn chìa khóa.Lúc đó tôi là Phó Khoa Nội, nhưng khi trực thì trực chuyên môn cho cả BV. Đầu hôm trực bệnh tương đối ít, ngoài trừ một vài trường hợp té xe xây xát, thì bệnh các trại nếu nhẹ đều xin về, nên chỉ còn một vài trường hợp nặng phải ở lại.
    Dù không có bệnh giải quyết nhưng ít khi tôi ngủ được trong phòng trực vì ngột ngạt.Đang ngồi đọc sách thì có tiếng gỏ cửa:
    -Thưa BS có bệnh trở ở khoa Nội.
    Tôi hấp tấp khoác vội báo blouse rồi tất tả xuống khoa Nội. Ở các khoa đều có khu vực cấp cứu riêng có bình Oxy, bóng cao su, dụng cụ đạt nội khí quản ,máy hút đàm nhớt… thường thì cấp cứu tại chỗ, trong trường hợp nào quá khả năng mới chuyển lên phòng cấp cứu tức ICY (SSĐB) bây giờ.

    Phòng bệnh vắng vẻ ,lạnh lẽo .Cả dãy hành lang dài chỉ còn một vài bệnh nhân .Những chiếc giường lúc nào cũng đầy người nằm giờ đây trống vắng. Màu trắng toát của những chiếc vải trãi giừơng làm cho không gian trở nên vô cùng tịch mịch.Ở một góc phòng nơi chiếc bình Oxy to sù có một thân người khốn khổ đang quằn quại chiến đấu với từng hơi thở.Tôi tiến lại gần. Dưới ánh đèn trắng của bóng tuýp tôi trông thấy một ông cụ dáng người khắc khổ, gầy gò. Trên gương mặt chai sạm vì năm tháng, tôi nhìn thấy nhiều vết sẹo nhỏ chi chít.Tuổi ông cụ chỉ độ gần bảy mươi nhưng trông như hơn tám chục. Có lẽ những khổ đau trong kiếp sống đã nhuộm trên gương mặt này làm cho con người già nhiều hơn năm tháng. Bàn tay ông cụ sần sùi, đầy những vết chai chứng tỏ chủ nhân của nó đã lao động
    nặng cả cuộc đời.Các móng tay bị sứt mẻ, để lại những đầu ngón đen sạm. Ngón út bị thiếu hẳn hai đốt chắc do một tai nạn lao động xa xưa nào đó.

    Nhìn bệnh án tôi đọc thấy lờ mờ: BN…Nguyễn Văn X…68 tuổi ,chẩn đoán Tâm phế mạn ,tình trạng suy hô hấp mãn tính.Bệnh này ngày nay ta gọi là COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính).Tôi cầm lấy ống nghe. Chỉ còn một chút cái gọi là hơi thở của sự sống ở đỉnh phổi trái. Còn lại toàn những tiếng òng ọc của đàm và những khò khè của những nhánh phổi bị xẹp tắt. Cặp mắt của ông cụ trắng dã , ngây dại của một kẻ thiếu hơi thở đang cố tìm lấy chút dưỡng khí từ vòi hơi đang phun ào ạt trên mũi.

    Ngày đó những người bị suyễn chỉ được sử dụng Adrenalin tiêm dưới da hoặc theophyllin, rất nguy hiểm, chưa có salbutamol hay salmeterol khí dung như hiện nay. Các tai biến do sử dụng các thuốc này rất nhiều nhưng vẫn phải dùng vì đó là những vũ khí duy nhất trong cuộc chiến chống lại bệnh tật. Và thường thì kẻ thất bại luôn là con người thống khổ của chúng ta .
    Tôi bảo chị y tá trực:
    -Cô tiêm mạch ngay cho ông cụ một ống Diaphyllin.Xong rồi thêm 200mg Hydrocortisone.

    Xong hai mũi thuốc , ông nằm im chút đỉnh, tiếng khò khè ồng ộc giảm bớt. và tới phút đó tôi mới phát hiện một sinh vật thứ hai, như một chiếc bóng trắng đang đứng sau lưng tôi , tiến đến nắm tay ông cụ quỳ xuống bên giường bệnh, thổn thức.Đó là một cô gái có mái tóc dài, nước da trắng xanh với gương mặt xương xương trông cũng khắc khổ hao hao giống ông cụ. Vóc người cô nhỏ bé, gầy ốm,chỉ độ trên hai mươi tuổi .Chắc có lẽ ngày xưa cô gái sống thiếu thốn lắm nên tầm vóc khiêm tốn là phải.
    -Cô là con ông cụ à !
    -Dạ phải.
    -Ông cụ bệnh chắc phải lâu rồi phải không ?
    -Vâng. Hơn hai mươi năm ,ba tôi bắt đầu hút thuốc như điên từ ngày mẹ tôi mất,lúc đó tôi còn chưa thôi bú, dù khuyên giải thế nào cũng không được.Cha tôi làm đủ mọi nghề để nuôi tôi cho đến ngày tôi tốt nghiệp sư phạm.
    -Thế cô là cô giáo !
    -Vâng , tôi dạy cấp 1 ở phường 4.

    Tôi nhìn cái gọi là hình dạng con người đang nằm đó. Cả một lịch sử dài in dấu trên thân xác người đàn ông cô đơn thống khổ kia.Tôi nhắm mắt hình dung người đàn ông kia hai mươi năm trước tay ẳm đứa bé , tay đẩy chiếc xe tang đưa người vợ về lòng đất lạnh. Rồi hai mươi năm chèo chống với cuộc sống, người đàn ông kia đã đem đổi một cuộc đời tươi trẻ cho tương lai đứa con và giờ này nằm đây , hiu quạnh trong một góc phòng, không ai ngoài đứa bé năm xưa cùng chia nỗi đau của kiếp người.Khi thần chết đã mon men đến gần ,con người tội nghiệp kia đã giao trọn số mệnh cho tôi, một kẻ bị giới hạn về kiến thức cũng như trang bị.

    BA ƠI ĐỪNG BỎ CON! Noi_buon_500

    Khi người bệnh đến với thày thuốc , họ cô đơn vì không một người thân nào có thể cùng họ chiến đấu với bệnh tật .Trong nỗi cô đơn đó người thày thuốc xuất hiện như một vị cứu tinh, như một người bạn cùng sát cánh chống chọi với thần chết giành giựt từng hơi thở.Tình yêu thương con người không phải chỉ là lý thuyết suông,nó đến từ trong cuộc chiến đó, nơi mà người thày thuốc ngày này qua ngày kia sát cánh chiến đấu cho số phận con người.Tình yêu con người đó lớn dần theo năm tháng nhưng cũng từ đó nỗi đau về sự bất lực của loài người cũng lớn lên theo. Nếu ngày nào người thày thuốc không còn cảm thấy thương xót cho thân phận con người , không còn đứng cạnh người bệnh trong cuộc chiến đấu đó, y đã bước về phía quỹ dữ , từ chối trách nhiệm cao cả mà ngày đầu bước vào giảng đường y khoa y tự khoác vào mình.

    Chợt con người khốn khổ trên giường bắt đầu khò khè.Tiếng ồng ộc từ cổ họng nhỏ dần.Bàn tay ông cụ quờ quạng dường như tìm cô gái.
    -Con đây Ba
    Cô đưa mặt cho bàn tay ông cụ chạm phải. Những ngón tay thô ráp sờ lên mái tóc dài của cô gái,nắm chặt rồi lỏng dần.Ông cụ đi vào cơn mê. Cô gái thét lên hoảng hốt :
    -Ba ơi Ba, Van lạy BS cứu Ba tôi với.
    Tôi với lấy máy đo máy. HA ông cụ tuột xuống gần zero.Tim đập nhát gừng. Mắt mở trừng trừng có vẻ oán hận căn bệnh quái ác đang dần tách hai cha con ra trong một cuộc chia ly đầy đau đớn.
    -Cô cho thêm 200mg hydrocortison tiêm mạch. Chuẩn bị một ống Arenalin 1mg dùng kim dài. Mở vòi Oxy tối đa.Mở máy hút đàm lại ngay…..

    Cái thân xác tiều tụy kia chợt co quắp rồi một tràng ho nghẹt , bắn tung đàm nhớt lên khắp nơi, vào mặt cô gái , vào chiếc áo blouse của tôi những vệt lấm tấm đỏ. Mặc , tôi vẫn đưa ống hút vào hút những đàm nhớt đặc kẹo trong cổ họng.Người bệnh chợt há hốc mồm rồi ngưng bặt hơi thở.Không còn nghe nhịp tim trên cái lồng ngực đen nhẻm, sứt sẹo.Tôi với lấy ống tiêm, tiêm thẳng vào tim ông cụ. Nó đập lại từng hồi rồi dần dần ngưng nghỉ….Thật tình mà nói những phát tiêm như thế này tôi không mấy tin công dụng của nó vì trong cả đời thày thuốc tôi chỉ trông thấy
    có hai người sống lại trong cả ngàn lần sử dụng. Làm gì có máy sốc điện, monitor như ngày nay…Tôi nhồi tim ông cụ như một cái máy, rồi bóp bóng liên tục.Biết làm gì hơn khi trong tay mình chỉ có bấy nhiêu khả năng. Tôi chơt nhớ tới lời BS Ignachio Chavez nói: Thày thuốc là một con người cúi xuống một con người khác,có gì cho nấy,đem lại một chút khoa học nhưng thật nhiều tình thương.

    Bây giờ khi ngồi bóp bóng cho ông cụ,tôi chỉ còn tình thương là thứ duy nhất đem lại cho ông cụ trong cuộc chiến không cân sức này.Một cuộc chia ly nào cũng đau đớn nhất là cảnh sanh ly tử biệt.Cái chết đối với con người luôn là hai mặt đối lập.Với ông cụ phải chịu biết bao cực hình vì bệnh tật thì ra đi là giải thoát, nhưng đối với đứa con , cái chết của người Cha thật khủng khiếp trong đời..Bi kịch cuộc sống là ở chỗ đó.

    Cô gái gần như ngã quỵ. Tiếng kêu khóc bi ai của cô gái làm cho tôi sau ba mươi năm vẫn còn nghe vẳng vọng:
    -Ba ơi đừng bỏ con. Rồi đây ai sẽ đánh thức đưa con đi làm khi trời còn tối mịt mù.Rồi ai sẽ đứng bên lề đường vắng ngóng trông con những lúc con dạy lớp đêm.Con phải một mình đi trên đường trần đầy cô đơn. Đường đời con còn phải đi bao lâu nữa trong âm thầm, lặng lẽ. Làm sao con có thể trở về một mình trong căn gác nhỏ ,nơi hai cha con sống những ngày nghèo khó nhưng đầy ắp tình thương.Làm sao con còn có thể tìm được những ngày vui khi con đem khoe cha chiếc áo mới hay những gói quà của học trò mừng cô giáo.Làm sao con còn có thể mỗi ban mai thức giấc trông thấy
    cha đang chuẩn bị đồ cho con đi dạy .Tại sao trời lại lấy mất của con người thân yêu duy nhất để con cô độc mãi mãi trên trần gian nầy …..Đừng bỏ con ba ơi.!!Đừng ba..ơi!!

    Làm sao người thày thuốc chân thực nào không trào nước mắt khi nhìn những bi kịch như thế diễn ra quanh ta.Tôi thầm nghĩ một ngày nào đó trái tim mình sẽ không thể chịu nỗi vì chứa quá nhiều đau thương của kiếp nhân sinh.Những kẻ nào không biết đau nỗi đau của đồng loại, những kẻ nào không biết đến cảm thông những bất hạnh của kiếp sống, những kẻ đó có xứng đáng gọi là con người hay không chứ chưa nói đến có xứng làm một thày thuốc.

    Tôi đứng đó ,lặng lẽ trong bóng đêm nhìn cô gái bất hạnh đang gào khóc bên xác cha. Cứ để con người nhiều đau thương đó trút hết tâm tư theo dòng nước mắt .Cô y tá cạnh tôi cũng lặng lẽ thu dọn đồ đạc. Dường như những cảnh xót xa đó xảy ra hàng ngày đã làm chai đá không ít những trái tim mà vốn ban đầu cũng yếu mềm, đa cảm. Tôi cũng sợ ngày đó ,và nếu nó xảy ravới bản thân, tôi sẽ không còn là tôi nữa.Đêm tất niên trong bệnh viện trở thành lạnh lẻo và đơn côi.Những con đường hành lang trở thành dài hun hút ,quanh co , thê lương ,phủ đầy xác lá vàng.

    Trở thành thày thuốc ,tôi trở thành một chứng nhân cho biết bao cảnh đời bi thương và cảm thấy một chút gì đó hư vô cho kiếp sống con người.
    An Long 21/10/2010


    Nguồn: http://www.diendanykhoa.com/showthread.php?t=4024&page=3

      Hôm nay: 20/5/2024, 23:01